30 Thuật Ngữ Về Cờ Vua mà bạn cần biết (song ngữ Anh – Việt)

6160
  • Opening – Khai cuộc: Sự bố cục thế trận với những nước đi đầu tiên nhằm mục tiêu phát triển hết lực lượng và đưa vua vào vị trí an toàn. Trắng di chuyển trước và Đen đi sau phù hợp với sự bố cục thế trận của Trắng.
  • Theory – Lý thuyết khai cuộc: Chia ra làm biến chính và biến phụ, được mô tả là một chuổi các nước đi mạnh nhất cho cả 2 bên mà chúng ta cần học thuộc lòng.
  • Novelty: Nước đi mới lạ thể hiện cho ý tưởng mới trước giờ chưa từng được khai thác.
  • Gambit: Việc hy sinh ít nhất là một chốt để giành lấy 1 loại ưu thế khác nào đó. Ví dụ: xu hướng tấn công vua hoặc ưu thế không gian, …
  • End Game – Tàn cuộc: giai đoạn thường được xác định sau khi 2 bên đổi hậu.
  • Fortress – Chiến lũy: Một dạng lô cốt phòng ngự kiên cố thách thức mọi nổ lực tấn công của đối thủ. Thường bên tạo lô cốt là bên đang bị lỗ quân.
  • Middlegame – Giai đoạn trung cuộc: Ngay sau khi xác nhận không còn gì khai thác thêm ở khai cuộc theo trí nhớ và năng lực của người chơi. Cả 2 tiến vào trung cuộc.
  • Piece Activity – Khả năng di chuyển của các quân: Bên có khả năng di chuyển linh hoạt hơn thường sẽ ưu thế hơn.
  • Advantage/space – Ưu thế không gian: Chiếm 1 số lượng ô nhiều hơn đối phương trên bàn cờ
  • Attack – Tấn công: Cách duy nhất để thắng trực tiếp.
  • Pawnstorms – Bão chốt: Các chốt tiến lên dồn dập để phá hủy cấu trúc chốt của đối phương hoặc ngăn cản tầm hoạt động của các quân của đối phương.
  • Counter Play – Phản công: một dạng phòng thủ tích cực mà được xem là loại phòng thủ tốt nhất.
  • Sacrifice – hy sinh: dùng liên tục trong việc giải bài tập. Sự hy sinh phải mang đến một loại ưu thế lớn hơn quân cờ vừa hy sinh.
  • Threat – Đe dọa: cơ bản nhất là thường được thấy ở dạng bắt quân – dùng 1 quân nhỏ điểm tấn công quân lớn điểm.
  • Weakness – điểm yếu: Ví dụ vị trí vua không có chốt che hoặc bị quá nhiều quân đối phương tấn công là ví dụ cụ thể nhất cho điểm yếu.
  • Battery: từ vựng nói về việc chồng các quân cùng tính chất trên 1 cột hoặc 1 đường chéo. Ví dụ: Xe – Hậu – Xe, Tượng – Hậu.
  • Rook Lift: Kỹ thuật đẩy xe lên hàng 3 – 4 để chuyển dịch qua tấn công cánh vua hoặc cánh hậu.
  • Tactics – Đòn chiến thuật: Tổ hợp nước đi bắt buộc kèm theo kết quả lời quân hoặc chiếu bí ngay lập tức.
  • Tempo: Nhịp độ. Ví dụ: Một bên chỉ sử dụng quân Hậu di chuyển và bị các quân nhỏ điểm khác của đối phương tấn công liên tục. Thì bên dùng quân Hậu mất temp và bên tấn công lời temp mỗi khi dùng 1 quân tấn công quân Hậu.
  • Dynamic: Ván cờ sử dụng tối đa khả năng di chuyển của các quân, ván cờ mang tính chiến thuật rất cao.
  • Positional Play: Kỹ năng chơi thế trận, dựa vào bố cục vị trí hiện có của các quân cờ trong thế cờ mà đưa ra phương án chơi tiếp theo.
  • Closed Position: Thế trận có chốt trung tâm cột d và cột e của 2 bên chạm nhau làm hình cờ đóng kín.
  • Open Position: Chốt d và e của cả 2 bên biến mất. Ván cờ mang tính chiến thuật cao
  • Blockade – Sự ngăn chặn: kỹ thuật ngăn chặn sự tiến công của lực lượng đối phương
  • Complex: Khả năng chơi trên các ô cờ trắng đen. Ví dụ: đổi tượng trắng hoặc đổi tượng đen.
  • Outpost – Ô tiền đồn: Ô cờ cho quân mã mà không bị chốt đối phương đuổi đi.
  • Initiative – Hướng tấn công: Xu hướng tấn công được sáng tạo trong ván đấu
  • Trades/Exchanges: Đổi quân, dĩ nhiên là cần có mục đích rõ ràng.
  • Compensation – Sự bù đắp: các loại đổi quân tương ứng giá trị như xe đổi tượng + chốt hay mã + chốt với các ý nghĩa khác kèm theo là ví dụ cho sự bù đắp. Bù đắp tốt nhất thường là sau khi lỗ quân sẽ có được chốt thông gần phong cấp (còn được biết đến với tên gọi đòn đột phá chốt)
  • Pawn Structure – Cấu trúc chốt: Tổ hợp các chốt liên kết nhau, thông qua đó người chơi sẽ biết bố trí các quân của mình đứng thế nào cho tốt nhất.

 

Nhận Xét
Chia sẻ